Kinh tuyến gốc (0°), vị trí Đài thiên văn Greenwich và kinh tuyến 180° (đường đổi ngày).
Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền Địa cực, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến có độ dài khoảng 20.000km.
Đường kinh tuyến chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn là kinh tuyến 0° hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành Bán cầu đông và Bán cầu tây.
Các loại kinh tuyến khác nhau gồm:
Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ.
Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực.
Kinh tuyến họa đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.
Vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, có hướng từ đông sang tây trên Trái Đất. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định dựa trên tọa độ của kinh độ. Điểm giao nhau giữa một kinh tuyến và một vĩ tuyến luôn vuông góc. Càng gần cực Trái Đất thì đường kính của vĩ tuyến lại càng nhỏ hơn.
5 đường vĩ tuyến đặc biệt của Địa Cầu được sử dụng để đánh dấu bản đồ.
Có 5 vĩ tuyến đặc biệt để đánh dấu bản đồ Trái Đất gồm:
Vòng Bắc cực (66° 33' 38" vĩ bắc)
Hạ chí tuyến (23° 26' 22" vĩ bắc): Là
Xích đạo (0° vĩ bắc)
Đông chí tuyến (23° 26' 22" vĩ nam)
Vòng Nam Cực (66° 33' 38" vĩ nam)
Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến là các ranh giới phía Bắc và phía Nam của những vùng đất, ít nhất một thời điểm trong năm có thể thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu.
Vòng cực bắc và vòng cực nam là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.
Như các bạn đã biết, Trái đất của chúng ta có hình cầu, còn các loại bản vẽ thiết kế công trình xây dựng, các bản đồ địa hình,… thì lại được thể hiện qua một mặt phẳng là mặt tờ giấy. Để làm được như vậy thì người ta phải chiếu mặt đất lên trên một mặt phẳng. Bằng phép chiếu Gauss Krugher – phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. Muốn biểu diễn được mặt đất trên mặt phẳng thì người ta đã lồng Trái đất vào một hình trụ ngang, đường kính của hình trụ đúng bằng đường kính của Trái đất.
Khi đó, Trái đất sẽ tiếp xúc với hình trụ này. Giao của mặt hình trụ sẽ là một đường tròn – chính là kinh tuyến trục. Đường kinh tuyến trục này đi qua cả hai cực của Trái đất.
Kinh tuyến trục là gì? Hình vẽ mô phỏng đường kinh tuyến trục
Dưới đây là kinh tuyến trục VN2000 cho từng Tỉnh:
TT |
Tỉnh, Thành phố |
Kinh độ |
TT |
Tỉnh, Thành phố |
Kinh độ |
1 | Lai Châu | 103000′ | 33 | Quảng Nam | 107045′ |
2 | Điện Biên | 103000′ | 34 | Quảng Ngãi | 108000′ |
3 | Sơn La | 104000′ | 35 | Bình Định | 108015′ |
4 | Lào Cai | 104045′ | 36 | Kon Tum | 107030′ |
5 | Yên Bái | 104045′ | 37 | Gia Lai | 108030′ |
6 | Hà Giang | 105030′ | 38 | Đắk Lắk | 108030′ |
7 | Tuyên Quang | 106000′ | 39 | Đắc Nông | 108030′ |
8 | Phú Thọ | 104045′ | 40 | Phú Yên | 108030′ |
9 | Vĩnh Phúc | 105000′ | 41 | Khánh Hoà | 108015′ |
10 | Cao Bằng | 105045′ | 42 | Ninh Thuận | 108015′ |
11 | Lạng Sơn | 107015′ | 43 | Bình Thuận | 108030′ |
12 | Bắc Cạn | 106030′ | 44 | Lâm Đồng | 107045′ |
13 | Thái Nguyên | 106030′ | 45 | Bình Dương | 105045′ |
14 | Bắc Giang | 107000′ | 46 | Bình Phước | 106015′ |
15 | Bắc Ninh | 105030′ | 47 | Đồng Nai | 107045′ |
16 | Quảng Ninh | 107045′ | 48 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 107045′ |
17 | TP. Hải Phòng | 105045′ | 49 | Tây Ninh | 105030′ |
18 | Hải Dương | 105030′ | 50 | Long An | 105045′ |
19 | Hưng Yên | 105030′ | 51 | Tiền Giang | 105045′ |
20 | TP. Hà Nội | 105000′ | 52 | Bến Tre | 105045′ |
21 | Hoà Bình | 106000′ | 53 | Đồng Tháp | 105000′ |
22 | Hà Nam | 105000′ | 54 | Vĩnh Long | 105030′ |
23 | Nam Định | 105030′ | 55 | Trà Vinh | 105030′ |
24 | Thái Bình | 105030′ | 56 | An Giang | 104045′ |
25 | Ninh Bình | 105000′ | 57 | Kiên Giang | 104030′ |
26 | Thanh Hoá | 105000′ | 58 | TP. Cần Thơ | 105000′ |
27 | Nghệ An | 104045′ | 59 | Hậu Giang | 105000′ |
28 | Hà Tĩnh | 105030′ | 60 | Sóc Trăng | 105030′ |
29 | Quảng Bình | 106000′ | 61 | Bạc Liêu | 105000′ |
30 | Quảng Trị | 106015′ | 62 | Cà Mau | 104030′ |
31 | Thừa Thiên – Huế | 107000′ | 63 | TP. Hồ Chí Minh | 105045′ |
32 | TP. Đà Nẵng | 107045′ |